Tại sao người bận rộn lại nên sử dụng thực phẩm chức năng ?

Trước tiên cần phải biết:
- Nguyên nhân gây ra bệnh tật và
- Những chức năng cơ bản của thực phẩm chức năng.
Vì sao chúng ta bệnh ?
Sống khỏe - không bệnh tật" đó là niềm ao ước của con người ở bất cứ thời đại nào. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, sức khỏe của con người tùy thuộc vào các yếu tố:
- Di truyền (tầm vóc thân thể, thể lực con người)
- Môi trường sống
- Chế độ dinh dưỡng
- Tập luyện
Trong đó việc dinh dưỡng để phòng ngừa các bệnh tật đóng vai trò quan trọng vì là ý thức chủ động của chính chúng ta trong việc bảo vệ sức khỏe, thường chiếm tỷ trọng cao nhất 31%.
Cơ thể chúng ta cần một lượng cân bằng và đầy đủ các Vitamin và khoáng chất hằng ngày để hoạt động được tốt và nhịp nhàng, nhưng chắc gì bạn đã ăn uống đầy đủ, hợp lý và cân bằng để có thể làm được điều đó từ nguồn thức ăn dinh dưỡng hằng ngày? Theo kết quả của các cuộc khảo cứu, hầu hết mọi người trong chúng ta đều thiếu vi chất dinh dưỡng trầm trọng. Ngay cả đối với những người trẻ, dù có ăn đầy đủ, ta vẫn không có đủ các Vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân làm cho thực phẩm chúng ta nghèo nàn về chất như:
- Đất đai bạc màu hoặc do thực phẩm phải qua nhiều khâu chế biến công nghiệp làm mất đi nhiều chất.
- Do vật nuôi, cây trồng đang chạy theo năng suất nên phát triển mất tự nhiên, mất cân đối.
- Thực phẩm chứa nhiều độc tố
Đó là những chất độc trong rau, quả do phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, những chất đi vào vật nuôi như thuốc tăng trọng, thuốc tiêm phòng bệnh dịch, rồi những chất hóa học được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm.
Bên cạnh những yếu tố về ăn uống thì môi trường xung quanh cũng ảnh hưởng đến sức khỏe. Hằng ngày cơ thể chúng ta phải chịu ảnh hưởng của:
- Tia phóng xạ, tia cực tím ...
- Chất thải công nghiệp, khí thải ô tô, xe máy
- Nguồn nước ô nhiễm…
Những tác động có hại này là nguyên nhân chính của các bệnh tim mạch, ung thư, và các bệnh nguy hiểm khác. Ngoài những nguyên nhân này, sức khỏe của chúng ta còn bị ảnh hưởng bởi stress. Hằng ngày chúng ta phải sống trong sự căng thẳng nhiều mặt. Từ những vấn đề khó chịu như tắc đường, mất điện, đến những vấn đề lớn như hạnh phúc gia đình, sự nghiệp… những căng thẳng này đốt cháy một lượng chất cần thiết mà chúng ta không thể bù đắp được, càng tạo ra sự mất cân bằng nghiêm trọng.
Tất cả những nguyên nhân trên đã làm cho hệ miễn dịch của chúng ta không có đủ điều kiện hoạt động, sức đề kháng của cơ thể ngày một kém đi và cơ thể rất dễ mắc bệnh. Vậy làm cách nào để tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể phòng bệnh ?
Với việc sử dụng thực phẩm chức năng mỗi ngày đã có những tác động rất hiệu quả trong việc hổ trợ điều trị và phòng chống một số bệnh. Nhờ tính chất chống oxy hóa, tăng miễn dịch giúp các tế bào cơ thể chống lại sự lão hóa, giúp bổ sung cho cơ thể những Vitamin và khoáng chất là những nhóm chất hữu cơ cần thiết mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Các nhà khoa học cũng dự báo rằng: thực phẩm chức năng chính là thức ăn của con người ở thế kỷ 21.
Chức năng cơ bản của thực phẩm chức năng
+ Chức năng thải độc: Đưa ra khỏi cơ thể những chất cặn bã, chất độc đã lưu trữ lâu ngày, chủ yếu là theo
đường bài tiết, có thể qua da.
+ Chức năng dinh dưỡng: Bổ sung các vi chất dinh dưỡng cần thiết vào từng tế bào.
+ Chức năng bảo vệ: Giúp cơ thể chống lại các tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài.
Thực phẩm chức năng là gì ?
Tại Việt nam, thông tư số 08/TT-BYT ngày 23/8/2004 của Bộ Y tế quy định: " Thực phẩm chức năng là thực phẩm để hỗ trợ các chức chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có tac dụng dinh dưỡng tạo cho cơ thể tình trạng thảoi mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật".
Có rất nhiều các định nghĩa về thực phẩm chức năng, song tất cả đều thống nhất cho rằng: Thực phẩm chức năng là loại thực phẩm nằm giới hạn giữa thực phẩm (truyền thống – Food) và thuốc (Drug). Thực phẩm chức năng thuộc khoảng giao thoa (còn gọi là vùng xám) giữa thực phẩm và thuốc. Vì thế người ta còn gọi thực phẩm chức năng là thực phẩm - thuốc (Food-Drug).
Đó là loại thực phẩm không chỉ cung cấp dinh dưỡng cơ bản mà còn có chức năng phòng chống bệnh tật và tăng cường sức khỏe nhờ các chất chống oxy hóa (beta-caroten, lycopen, lutein, vitamin C, vitamin E...), chất xơ và một số thành phần khác.
Loại thực phẩm chức năng được kể đến đầu tiên là những thực phẩm mà khi ở dạng tự nhiên đã có những hoạt chất có lợi với lượng lớn. Tiếp đó là nhóm thực phẩm có ít hoạt chất hơn, phải bổ sung hoặc tinh chế cô đặc lại ở dạng dễ sử dụng, hay gây biến đổi gene để tăng hàm lượng một số chất có lợi.
Các nhà chuyên môn đưa ra một số tiêu chí để phân biệt giữa thực phẩm chức năng với thực phẩm truyền thống và thuốc như sau:
1. Thực phẩm chức năng (Functional Food) khác với thực phẩm truyền thống (Food) ở chỗ:
* Được sản xuất, chế biến theo công thức: bổ sung một số thành phần có lợi hoặc loại bớt một số thành phần bất lợi (để kiêng). Việc bổ sung hay loại bớt phải được chứng minh và cân nhắc một cách khoa học và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép (thường là phải theo tiêu chuẩn).
* Có tác dụng với sức khỏe nhiều hơn (tác dụng với một hay một số chức năng sinh lý của cơ thể) hơn là các chất dinh dưỡng thông thường. Nghĩa là, thực phẩm chức năng ít tạo ra năng lượng (calorie) cho cơ thể như các loại thực phẩm truyền thống (cơ bản) như các loại thực phẩm gạo, thịt, cá…
* Liều sử dụng thường nhỏ, thậm chí tính bằng miligram, gram như là thuốc.
* Đối tượng sử dụng có chỉ định rõ rệt như người già, trẻ em, phụ nữ tuổi mãn kinh, người có hội chứng thiếu vi chất, rối loạn chức năng sinh lý nào đó…
2. Thực phẩm chức năng khác với thuốc ở chỗ:
* Nhà sản xuất công bố trên nhãn sản phẩm là thực phẩm, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn sức khỏe, phù hợp với các quy định về thực phẩm. Đối với thuốc, nhà sản xuất công bố trên nhãn là sản phẩm thuốc, có tác dụng chữa bệnh, phòng bệnh với công dụng, chỉ định, liều dùng, chống chỉ định. Thuốc là những sản phẩm để điều trị và phòng bệnh, được chỉ định để nhằm tái lập, điều chỉnh hoặc sửa đổi chức năng sinh lý của cơ thể.
Ví dụ: Trà Bạc Hà
Nếu ghi trên nhãn: Nước uống giải nhiệt, thì là Thực phẩm; Nếu ghi trên nhãn: Chỉ định điều trị rối loạn dạ dày, thì là Thuốc.
* Có thể sử dụng thường xuyên, lâu dài nhằm nuôi dưỡng (thức ăn qua sonde), bổ dưỡng hoặc phòng ngừa các nguy cơ gây bệnh … mà vẫn an toàn, không có độc hại, không có phản ứng phụ.
* Người tiêu dùng có thể tự sử dụng theo “hướng dẫn cách sử dụng” của nhà sản xuất mà không cần khám bệnh, hoặc thầy thuốc phải kê đơn…

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Top thực phẩm chức năng tốt cho tim mạch ( phần 2 )

Thực phẩm chức năng tốt cho tim của Siberian Wellness (Phần 1)

Công ty Siberian Wellness là gì? Giới thiệu về siberian wellness